Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi hơn đồng bằng? 

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện khá phổ biến và ảnh hưởng đến tính mạng con người và cộng đồng. Theo tìm hiểu, bệnh chủ yếu xuất hiện ở vùng đồi núi hoặc có nhiều sông hồ. Nguyên nhân vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi hơn là những khu vực khác?

Bệnh sốt rét là gì?

vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi

Là một trong số những căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, bệnh sốt rét xuất hiện khá phổ biến. Sốt rét do loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên, có thể truyền từ người này sang người khác thông qua loài muỗi đốt.

Căn bệnh này xuất hiện phổ biến hơn ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt của châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng hơn 500 triệu người mắc bệnh, số người tử vong khoảng 1 – 3 triệu, đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara và châu Phi. Có một sự thật là sốt rét thường đi kèm với lạc hậu, đói nghèo. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình phát triển kinh tế người dân.

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh sốt rét và nó có thể tái nhiễm ngay vì khả năng miễn dịch của con người là ngắn hạn và không đầy đủ. Không có việc miễn dịch sốt rét chéo nên một người có thể đồng thời 1 lúc cùng nhiêm 2 hay 3 loại ký sinh trùng sốt rét.

Trong trường hợp được chú ý điều trị đúng cách, người mang bệnh sốt rét có thể phục hồi và khỏe mạnh hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng có thể tốc độ càng nhanh chóng gây tử vong cho bệnh nhân chỉ trong vòng từ vài giờ tới vài ngày. Đối với hầu hết các ca bệnh nặng phải có chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%.

Ở trẻ em, bệnh sốt rét được đánh giá có mức độ nguy hiểm hơn, gây mất máu hoặc tổn thương não. Những trẻ vượt qua có thể xuất hiện nguy cơ suy giảm thần kinh, rối loạn nhận thức, hành vi và động kinh.

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét

vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núiTác nhân gây bệnh sốt rét chính là ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium (ngành Apicomplexa). Có 5 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người là Plasmodium falciparum, Plasmodium ovale, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae và Plasmodium knowlesi.

Đối với 2 loài Plasmodium vivax và Plasmodium falciparum thì nguy hiểm hơn. Còn 3 loài còn lại có gây bệnh nhưng tỉ lệ tử vong thường thấp. Ở khu vực Đông Nam Á, Plasmodium knowlesi phổ biến gây bệnh ở khỉ cũng như ở người với mức độ nặng.

Có một điều ít ai biết là ký sinh trùng sốt rét không tồn tại trong môi trường mà nó chỉ có trong máu người và cơ thể muỗi truyền bệnh. Cụ thể, trung gian truyền bệnh chính là muỗi Anopheles.

Loài muỗi này trên thế giới có đến 422 loài và 70 loài trong số đó là truyền bệnh sốt rét. Ở Việt Nam có 15 loài muỗi Anopheles truyền bệnh và phổ biến nhất là Anopheles minimus, Anopheles epiroticus và  Anopheles dirus.

Khi cơ thể bị muỗi Anopheles đốt, ký sinh trùng truyền bệnh sẽ truyền vào trong mạch máu. Biểu hiện của bệnh phổ biến nhất là những cơn sốt cao tái diễn theo tính chu kỳ trong khoảng từ 1 – 3 ngày 1 lần.

Lý giải vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi hơn những khu vực khác?

vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núiNhư đã phân tích ở trên, nguyên nhân gây bệnh chính là ký sinh trùng sốt rét Plasmodium trong cơ thể muỗi Anopheles gây ra. Trả lời cho câu hỏi vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi, chúng ta có những giải thích như sau.

Muỗi Anopheles thường sinh sống ở miền núi

Loài muỗi Anopheles mang đặc điểm bụng nhỏ, trên cánh của chúng có vẩy đen trắng mà chúng ta vẫn quen gọi là muỗi vằn. Muỗi hoạt động chủ yếu và buổi tối sau khi mặt trời lặn.

Chúng thường phân bố hay sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi có độ cao <1000m. Vào mùa mưa, khí hậu ẩm ướt chúng lại càng phát triển mạnh mẽ hơn. Ấu trùng muỗi Anopheles hay còn gọi là bọ gậy thường phát triển ở vùng nước đọng, nước chảy chậm, có tảo rêu sinh sống cùng ánh sáng mặt trời.

Tại Việt Nam, bệnh sốt rét có thể xuất hiện gần như quanh năm. Với các tỉnh miền núi phía bắc, cơn dịch bệnh này đạt đỉnh vào đầu và cuối mùa mưa. Tại các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thì nó phát triển cao trong suốt mùa mưa.

Nguy cơ lây bệnh sốt rét ở miền núi cao hơn

Ngoài tác nhân gây bệnh, môi trường miền núi cũng tạo điều kiện để muỗi vằn phát triển và lây lan bệnh ra nhiều hơn. Môi trường ở đây thường không được đảm bảo vệ sinh, rừng cây nhiều, suối hay các hồ, ao tù nước đọng khiến muỗi phát triển nhanh chóng.

Thêm đó, có thể điều kiện kinh tế – xã hội tại đây chưa phát triển mạnh như thành phố, ý thức và kiến thức của người dân trong phòng – chữa bệnh còn nhiều hạn chế, y tế khó khăn. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi hơn là đồng bằng. Bạn nên chú ý và cẩn trọng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh.