Trong văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là việc làm quan trọng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đến với tổ tiên. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm ngũ quả gọn gàng, đẹp đẽ để chưng trước vong linh tổ tiên. Tuy vậy, cách chưng trái cây bàn thờ sao cho đẹp mắt thì không phải ai cũng biết. Bài để có thêm nhiều thông tin hữu ích!
Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây được xếp với 5 loại quả các nhau với những màu sắc riêng, thể hiện sự sung túc của gia chủ và đại diện cho ngũ phúc lâm môn.
Các loại trái cây được bày biện cũng thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới, phần nhiều nghiêng về đón tài lộc và cầu mong gia đình ấm no sung túc. Mâm ngũ quả thường được chưng trên bàn thờ để bày tỏ sự kính hiếu đến tổ tiên.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các gia đình cũng trở nên sung túc và no đủ hơn. Bởi vậy, mâm ngũ quả cũng có sự thay đổi. Có nhiều gia đình không chỉ dừng lại ở “ngũ quả” mà có thể thêm nhiều loại quả các để bàn thờ Tết thêm phong phú, đẹp mắt. Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tâm linh, mâm ngũ quả ngày này còn có ý nghĩa trang trí, giúp cho bàn thờ Tết thêm phần long trọng.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Đối với từng địa phương, mâm ngũ quả ngày tết mang sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Đa phần mọi người quan niệm “ngũ” là đại diện cho ngũ phúc lâm môn, trong đó : phúc chỉ sự may mắn, quý chỉ sự giàu có, thịnh vượng, khang chỉ an khang, ninh chỉ sự yên bình, no ấm. Tuy vậy, cũng có một số nơi quan niệm mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Dù mang ý nghĩa nào thì mâm trái cây chưng bàn thờ cũng đều có chung mục đích là bày tỏ sự biết ơn, hiếu kính đến ông bà tổ tiên. Ngoài ra, mâm hoa quả còn giúp, cầu cho gia đình năm mới an khang, thịnh vượng và mong cho những suôn sẻ, may mắn đến với các thành viên trong gia đình.
Chưng trái cây bàn thờ cần loại quả nào?
Việt Nam là một nước nhiệt đới với đa dạng các loại trái cây khác nhau. Tuy vậy, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp để chưng trên bàn thờ tổ tiên. Sẽ có các loại phổ biến được dùng để chưng trái cây bàn thờ với ý nghĩa nhất định, cụ thể như sau:
- Chuối: thường được đặt ở dưới mâm, bao bọc các loại quả các, thể hiện ước nguyện về gia đình ầm đấm, hạnh phúc, yêu thương nhau
- Phật thủ: là loài cây tượng trưng cho Phật, Phật thủ cũng thường được chọn để bày biện trên mâm trái cây ngày Tết
- Bưởi: thể hiện ước nguyệt tài lộc, an khang, thịnh vượng cho gia chủ
- Cam, Quýt: tượng trưng sự thành đạt trong sự nghiệp
- Lựu: gia đình đông con cháu sum vầy
- Táo: cầu mong tiền tài, phú quý
- Thanh long: phát tài phát lộc
- Dưa hấu: ước nguyện gặp nhiều may mắn, suôn sẻ
- Sung: ước nguyện về sức khỏe, tiền bạc
- Đu đủ: cầu mong no đủ, thịnh vượng
Cách chưng trái cây bàn thờ theo từng địa phương
Mâm trái cây ở miền Bắc
Người dân miền Bắc quan niệm chưng trái cây bàn thờ phải có 5 loại quả đại diện cho ngũ hành. Do đó, 5 loại quả thường được chưng theo 5 màu khác biệt: kim trắng, mộc xanh, thủy đen, hoa đỏ, thổ vàng.
Trong đó, một nải chuối lớn thường được đặt ở dưới cùng mang ý nghĩa bao bọc, ở chính giữa là một trái bưởi hoặc Phật thủ và xung quanh là các loại trái cây nhỏ như cam/đào/quất… được xếp xen kẽ. Mâm ngũ quả của người Bắc thường rất hài hòa và đẹp mắt.
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung luôn là nơi hứng chịu những thiên tai, bão lũ nên phần đông đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Cũng bởi vậy, cách chưng trái cây bàn thờ ở miền Trung thường khá đơn giản, không câu nệ hình thức mà chủ yếu thể hiện tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên. Cũng không có các loại trái cây cố định trên mâm hoa quả ở miền Trung, nhưng chủ yếu sẽ có các loại quả như: mãng cầu, xoài, dưa hấu, cam, táo…
Mâm ngũ quả miền Nam
Do sự khác biệt về văn hóa vùng miền nên mâm ngũ quả miền Nam sẽ có những sự khác biệt nhất định so với 2 miền còn lại. Nếu mâm ngũ quả miền Bắc thường có chuối, Phật thủ, bưởi… thì trong miền Nam, đu đủ hoặc xoài, sung… sẽ là những loại quả phổ biến. Các loại quả trong miền Nam thường mang ý nghĩa cầu cho năm mới sung túc, no đủ, hạnh phúc.
Những lưu ý khi chưng trái cây bàn thờ
Khi chưng trái cây bàn thờ, gia chủ cần lưu ý những điều sau để tránh tránh mắc sai lầm:
- Chọn hoa quả mới và tươi ngon, tránh các loại trái cây giả hoặc trái cây cũ, để lâu ngày
- Lau chùi và dọn dẹp bàn thờ gia tiên trước khi chưng trái cây. Trái cây cũng cần được rửa cẩn thận, loại bỏ những quả dập, hỏng.
- Không chọn các loại quả có gai nhọn, những loại quả có mùi nồng hoặc các loại quả có vị đắng, cay
- Không chưng trái cây khi còn ướt
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về mâm trái cây và cách chưng trái cây bàn thờ tại 3 miền tổ quốc. Rất mong qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những bí kíp chưng trái cây đẹp mắt để thể hiện lòng thành với tổ tiên.