Chắc hẳn rất nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Nhanh tay lướt xuống bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhé!
Tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?
Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm?
Bóng râm bao giờ cũng có nhiệt độ thấp hơn ngoài trời nắng nên khi dùng nhiệt kế để trong bóng râm đo nhiệt độ không khí cũng dễ dàng hơn và chính xác hơn. Khi được đặt trong nơi râm mát, thủy ngân trong nhiệt kế mới không bị giãn nở mạnh nên tỷ lệ sai lệch kết quả sẽ được hạn chế tối đa.
Nếu để nhiệt kế dưới ánh Mặt Trời thì nhiệt độ thu được không phải là nhiệt độ của không khí mà là nhiệt độ do tia bức xạ Mặt Trời.
Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế cách mặt đất 2m?
Khi đo nhiệt độ của không khí, nhiệt kế phải được đặt cách mặt đất 2m để kết quả không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của mặt đất. Còn nếu đặt nhiệt kế quá cao, sự làm lạnh tự nhiên của khí quyển cũng sẽ làm sai lệch thông số thu đươc
Nếu để nhiệt kế quá sát mặt đất thì đó là không phải là nhiệt độ trong không khí mà là nhiệt độ của bề mặt đất.
Chính vì vậy, có 2 yếu tố cần lưu ý khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ không khí, đó là để nhiệt kế trong bóng râm và đặt cách mặt đất 2m để đảm bảo kết quả thu được chính xác nhất.
Những điều cần biết khi đo nhiệt độ không khí
Đơn vị dùng để đo nhiệt độ trong không khí
Nhiệt độ trong không khí cũng giống như nhiệt độ cơ thể người, đơn vị đều là F hoặc độ C. Ngoài ra, một đơn vị đo nhiệt độ không khí khoa học hơn đó là đơn vị Kelvin chuẩn quốc tế. 0 độ Kelvin được gọi là số 0 tuyệt đối. Đây là mức nhiệt lạnh nhất có thể và là mức nhiệt khiến tất cả các chuyển động phân tử ngừng lại. 0 độ Kelvin tương đương – 273 độ C và – 460 độ F
Các bước tiến hành đo nhiệt độ không khí
Các bước đo nhiệt độ không khí dưới đây áp dụng cho tất cả các loại nhiệt kế từ nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế cổ điển đến cảm biến nhiệt độ kỹ thuật số.
- Đặt nhiệt kế cách mặt đất khoảng 2cm (có thể xê dịch trong khoảng 30cm). Như đã lý giải ở trên, đặt nhiệt kế ở vị trí quá gần sẽ khiến kết quả thu được bị sai lệch do ảnh hưởng từ nhiệt độ của mặt đất. Nếu đặt quá cao thì kết quả cũng bị ảnh hưởng bởi sự làm lạnh của không khí. Vì vậy, các bạn cần đặt nhiệt kế ở khoảng cách tiêu chuẩn để có kết quả chính xác nhất.
- Ngoài ra, cần đảm bảo có luồng không khí tốt cho nhiệt kế để duy trì sự cân bằng với môi trường xung quanh. Vậy nên, bạn có thể loại bỏ các vật cản chắn nhiệt như cây cối, nhà cửa…Một không gian thoáng đãng sẽ là điều kiện lý tưởng để tiến hành đo lường.
- Nhiệt kế nên được đặt ở trên bề mặt cỏ hoặc bề mặt bám bụi. Bởi bê tông hay mặt đường thường thu hút nhiều nhiệt hơn cỏ. Đây cũng chính là lý do tại sao các thành phố lớn thường nóng hơn ở nông thôn. Nên giữ nhiệt kế ở khoảng cách ít nhất 30m so với bất kỳ bề mặt gạch lát hoặc bê tông nào để tránh ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.
- Dù cần một luồng không khí lưu thông quanh nhiệt kế nhưng vẫn phải đảm bảo việc che chắn cho nhiệt kế khi trời mưa. Nước mưa có thể làm hỏng nhiệt kế hoàn toàn và cũng không thể cho ra kết quả mong muốn. Nơi tuyệt vời để lưu trữ nhiệt kế và các dụng cụ khác chính là lều khí tượng như Stevenson screen. Đây là loại lều đảm bảo độ che phủ và lưu thông gió đầy đủ. Hoặc nếu như bạn không có lều khí tượng thì một lá chắn bức xạ mặt trời cũng là một sự thay thế tối ưu.
Cách tính nhiệt độ không khí
Bạn nên ghi lại kết quả đo nhiệt độ không khí khoảng 3 – 4 tiếng/ lần để kết quả cuối cùng được chính xác nhất. Để hiệu quả hơn thì bạn có thể lưu lại mỗi giờ một lần nhé.
- Nhiệt độ không khí trung bình tính theo ngày = tổng nhiệt độ các lần đo/ số lần đo
- Nhiệt độ không khí trung bình tính theo tháng = tổng nhiệt độ các ngày trong tháng/ số ngày trong tháng
- Nhiệt độ không khí trung bình tính theo năm = tổng nhiệt độ các tháng trong năm/12 tháng
Lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí
Vị trí đo nhiệt độ
Đường xích đạo ở gần mặt trời nhất nên những khu vực gần đường xích đạo sẽ có nhiệt độ ấm hơn bất kỳ khu vực nào khác. Ngược lại, các vùng cực là nơi ít nhận được ánh sáng mặt trời nhất nên sự hấp thụ nhiệt ít hơn, không khí cũng sẽ lạnh hơn.
Các luồng gió thổi
Các luồng gió khi thổi sẽ kèm theo lượng nhiệt dư thừa ở các khu vực nhiệt đới đến các khu vực khí hậu mát hơn.
Độ cao
Độ cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí. Càng lên cao nhiệt độ càng thấp do thay đổi áp suất không khí.
Tình trạng mây
Trước khi chạm tới bề mặt Trái đất, các đám mây hấp thụ ánh sáng mặt trời. Những đám mây bụi từ các cơn bão hoặc tro bụi bay ra từ các khu vực phun trào núi lửa cũng có thể làm thay đổi nhiệt độ không khí tại khu vực đó.
Trên đây là những kiến thức cơ bản để giải đáp thắc mắc tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Bạn đọc có thể chia sẻ cho bạn bè để mọi người cùng biết nhé!