Việc chăm sóc con nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bậc cha mẹ. Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân thì lại càng khiến cha mẹ lo lắng vì con có thể chậm tăng cân và còn dễ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm.
Vậy nguyên nhân của việc trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân là gì và nên làm gì để cải thiện tình trạng này. Bố mẹ nên lưu ý những thông tin liên quan dưới đây để chăm con hiệu quả nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Việc tìm ra nguyên nhân của việc trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cânsẽ giúp bố mẹ có cách xử lý phù hợp và kịp thời để cải thiện tình trạng sức khỏe cho con.
Hệ tiêu hóa không tốt
Hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không tốt sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh lại chưa được phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm. Vì vậy tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi…rất hay xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Chức năng hấp thu kém cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chất dinh dưỡng đi vào cơ thể bé. Khi đó bé sẽ chậm tăng cân, thậm chí là bị sụt cân nếu để tình trạng này kéo dài.
Do tác dụng của thuốc
Nếu bé đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thì cũng có thể là nguyên nhân khiến bé lười bú. Thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa. Không chỉ việc ăn uống hàng ngày bị ảnh hưởng mà sự phát triển sau này của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trẻ lười ăn bẩm sinh
Trẻ lười ăn là vấn đề thường gặp ở các bé. Khi ăn bé hay quấy khóc, dễ nôn trớ khiến lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể không được đảm bảo, khiến cân nặng bị mất kiểm soát. Chỉ khoảng 5 % trẻ em mắc chứng biếng ăn bẩm sinh, còn lại thường là biếng ăn sinh lý do thiếu dưỡng chất ngay từ trong bụng mẹ.
Trẻ mắc bệnh nên lười bú
Trẻ nhỏ thường mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa… gây ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề ăn uống.
- Bệnh về miệng: tưa miệng, viêm loét, viêm lợi cấp…
- Bệnh về tiêu hóa: táo bón, nôn trớ, tiêu chảy, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, kích thích đường ruột…
- Bệnh về hô hấp: một số bệnh về hô hấp cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lười bú chậm tăng cân. Hơn nữa, bệnh về hô hấp cũng liên quan đến hệ miễn dịch của bé nên lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ không được hấp thu đầy đủ vào cơ thể bé.
Do sữa mẹ khiến trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Sữa mẹ có mùi lạ hoặc đầu ti có mùi, có thể là do mẹ dùng các loại kem dưỡng da hoặc sữa tắm nặng mùi. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không muốn bú mẹ vì khó chịu. Ngoài ra, nếu lượng sữa mẹ quá ít thì bé cũng không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu bú nên trẻ lười bú, sụt cân.
Do thói quen khi bú của bé
Nghe tưởng chừng như không có sự liên quan nhưng thực sự thì cách bú hằng ngày của bé cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cân nặng của bé. Khi bú sai cách, bé khó bắt được đầu ti, sữa mẹ ra không đều khiến bé không thoải mái nên từ chối bú.
Biểu hiện khi trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Bố mẹ nên để ý đến lượng sữa bé ăn hàng ngày hoặc theo dõi cân nặng của trẻ để xem có phải bé lười bú, biếng ăn hay không. Ngoài ra, việc theo dõi chu kỳ tăng cân tối thiểu của trẻ cũng là điều cần thiết bố mẹ cần lưu tâm.
Nếu như bé không tăng cân hay không đủ mức cân nặng tối thiểu theo độ tuổi, giới tính thì bé đang rơi vào tình trạng chậm tăng cân. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, sự phát triển sau này của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Một số dấu hiệu trẻ lười bú mà bố mẹ nên lưu ý để phát hiện kịp thời và có cách cải thiện vấn đề ăn uống của trẻ:
- Trẻ bú ít hơn bình thường, ngậm ti lâu nhưng không muốn bú
- Trẻ bỗng nhiên chán ăn sau một thời gian bú
- Trong lúc bú bé thường có biểu hiện quấy khóc
- Trẻ không lên cân trong vài tháng
Cách cải thiện tình trạng lười bú của trẻ
Cách cải thiện tình trạng lười bú của trẻ là nên kích thích bé bú, giúp bé ăn ngon miệng hơn, không quấy khóc. Hơn nữa mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc cho bé ăn. Từ đó vấn đề cân nặng của bé được cải thiện sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
- Tạo thói quen bú cho bé: Việc tạo thói quen bú hằng ngày cho bé ngay từ khi còn bú mẹ sẽ giúp bé quen với việc đó, không bị chán bú. Mẹ có thể cho bé bé theo giờ cố định hoặc theo cữ để các bé quen bú trong khoảng thời gian đó. Việc bé bú tùy hứng sẽ hình thành thói quen không tốt cho trẻ.
- Mẹ nên để ý biểu hiện của bé để nhận ra khi nào bé cần bú hoặc muốn bú thêm thì đáp ứng.
- Bé có thể gặp khó khăn khi bú nếu sữa mẹ chảy ra quá nhanh hoặc quá chậm. Mẹ nên thử các vị trí khác nhau như ru ngủ, nằm ngang, vừa bú vừa đung đưa hoặc vừa nằm vừa bú để lượng sữa chảy ra phù hợp cho bé bú dễ dàng hơn.
- Tập cho bé bú thường xuyên: khoảng cách giữa các lần bú quá xa cũng có thể là lý do khiến bé lười bú. Mẹ nên kiên nhẫn dỗ bé bú sữa khoảng 2, 3 giờ/ lần. Điều này giúp bé quen với mùi sữa mẹ, sẽ kích thích cảm giác thèm bú. Hơn nữa điều này cũng giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.
Bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện luôn là mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ nào cũng như mọi người trong gia đình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bố mẹ biết được tại sao trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân để tìm ra cách cải thiện phù hợp với bé nhà mình, giúp bé tăng cân hiệu quả.