Dấu hiệu ung thư dạ dày phát hiện sớm và nguyên nhân gây bệnh

Những dấu hiệu ung thư dạ dày nào có thể phát hiện sớm để kịp thời xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả? Ung thư dạ dày là căn bệnh có những biểu hiện gần như tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp. Điều này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, đôi khi là chủ quan và phải đến khi chuyển nặng giai đoạn cuối mới phát hiện. 

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

dấu hiệu ung thư dạ dàyUng thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày cơ thể phát triển mất kiểm soát, không bình thường và dần hình thành nên những khối u. Khi bệnh càng nặng hơn, các khối u ác tính càng lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan khác. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Có 5 giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày mà bạn cần biết và theo dõi. Cụ thể:

  • Giai đoạn 0: hay còn gọi là giai đoạn đầu hay giai đoạn sớm. Lúc này, các tế bào ung thư chỉ mới hình thành và nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Thời điểm các tế bào ung thư có sự xâm nhập với lớp thứ 2 của dạ dày. Tuy nhiên, những biểu hiện hay triệu chứng lúc này cũng chưa rõ ràng, cũng chưa có việc lây lan ra cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Ngay lúc này, những tế bào ung thư đã có sự dịch chuyển qua lớp niêm mạc và cơ thể xuất hiện những biểu hiện buồn nôn, đau bụng.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng ra những cơ quan xa khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng cũng là nặng nhất. Những tế bào ung thư đa di căn và lan rộng ra haufe khắp cơ thể, cơ hội chữa trị lúc này gần như không còn.

Ngay từ giai đoạn đầu là thời kỳ các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Khi đó, kích thước khối u thường rất nhỏ, sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Chính vì vậy, muốn phát hiện bệnh sớm thì cần phải chủ động thực hiện những chương trình tầm soát ung thư.

Dấu hiệu ung thư dạ dày phát hiện sớm

dấu hiệu ung thư dạ dàyNgay từ giai đoạn 0, tức là giai đoạn đầu, dấu hiệu ung thư dạ dày chưa xuất hiện rõ ràng, khó phát hiện. Phải chờ đến khoảng giai đoạn 2, một số biểu hiện nhẹ khiến cơ thể bắt đầu để ý đến. Và đến lúc các tế bào lan rộng, bệnh chuyển biến nặng thì những triệu chứng mới rõ ràng.

Trong những trường hợp, bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh liên quan đến dạ dày thì càng phải cẩn trọng hơn. Bao gồm chủ động kiểm tra định kỳ, tránh tình huống xấu bệnh chuyển hóa thành ung thư.

Nói đến những dấu hiệu ung thư dạ dày có thể nhận biết từ giai đoạn sớm, khi xuất hiện một số dấu hiệu sau thì người bệnh nên chú ý kiểm tra sức khỏe ngay.

  • Cơ thể sụt cân là triệu chứng cơ bản gặp phải ở hầu hết người mắc bệnh ung thư dạ dày. Càng đến những giai đoạn về sau, tình trạng này càng diễn ra nhanh chóng, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
  • Những cơn đau bụng từng đợt, mức độ càng dày đặc hơn khi bệnh trở nên nặng hơn. Thậm chí về sau, ngay cả khi sử dụng thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm
  • Triệu chứng chán ăn, khó nuốt, người bệnh sẽ có cảm giác như thức ăn bị mắc nghẹn, tắc nghẽn ở cổ họng mà không thể đi xuống dạ dày.
  • Cảm giác khó chịu, đầy bụng, đầy hơi và buồn nôn sau khi ăn cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày cần được chú ý.
  • Nôn ra máu cũng cho thấy nguy cơ bệnh ung thư dạ dày.
  • Đối với những người bị viêm loét dạ dày, nếu phân chuyển qua màu đen có thể bệnh đã chuyển hóa thành ung thư.

Nếu cơ thể xuất hiện một hay nhiều những dấu hiệu trên, người bệnh nên tiến hành kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị hiệu quả hơn. Tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.

Những nguyên nhân và đối tượng mắc bệnh ung thư dạ dày

dấu hiệu ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh?

Nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể do tổn thương cơ thể, ăn uống, sinh hoạt,…

Những tổn thương tiền ung thư như teo niêm mạc dạ dày, biến đổi cấu trúc niêm mạc dạ dày,…

Vi khuẩn HP gây viêm loét.

Những yếu tố di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con, hội chứng đa polyp tuyến,…

Người từng phẫu thuật dạ dày, người có nhóm máu A,… dễ mắc bệnh hơn những đối tượng còn lại.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao thường có thói quen sử dụng, tiếp xúc với những yếu tố như sau:

  • Chế độ ăn uống nhiều muối như các loại thịt cá ướp muối, thịt hun khói, rau dưa muối, thịt nướng…
  • Ăn thức ăn nấm mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
  • Mắc bệnh thiếu máu ác tính.
  • Bị viêm dạ dày lâu năm.
  • Người bị béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh cũng như dấu hiệu ung thư dạ dày phát hiện sớm. Có thể thấy rằng, xây dựng chế độ sống khoa học, lành mạnh cùng việc chủ động theo dõi sức khỏe là điều vô cùng cần thiết.