VÌ SAO CÂY TRÊN CẠN NGẬP ÚNG LÂU SẼ CHẾT?

Một trong những câu hỏi quen thuộc và thường xuyên được đặt trong các lớp học Sinh học như sau: giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? Đáp án dành cho câu hỏi này được đánh giá là cũng không quá phức tạp, rất ngắn gọn và hầu hết đều tìm thấy được ở bất kỳ nguồn thông tin nào trên internet. Tuy nhiên là không phải em học sinh và thậm chí là người đã không còn ngồi trên ghế nhà trường lâu năm cũng hiểu rõ bản chất của đáp án.

Vậy nguyên nhân vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? làm thế nào để có thể khắc phục cũng như phòng tránh vấn đề ngập úng một cách hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm cũng như tìm được câu trả lời chi tiết và khách quan nhất cho vấn đề này nhé!

Giải đáp nguyên nhân vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết

vi sao cay tren can ngap ung lau se chet

Bất kì một loài sinh vật nào trong thế giới quan này đều có một môi trường sống khác nhau. Chính vì thế mà chúng cũng sẽ có những đặc điểm riêng trên cơ thể nhất định để có thể thích nghi cũng như tương ứng với điều kiện của môi trường đó. Thực vật cũng như vậy! Điều này cũng gián tiếp phần nào giải thích cho câu hỏi vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết.

Giữa các thực vật sống trên cạn và cây sống dưới nước vốn dĩ cơ bản chúng đã khác nhau về bản chất của môi trường sống. Các loài cây sống trên cạn thì thường ít tiếp xúc với nguồn nước do đó mà cấu tạo các bộ phận của cây thường sẽ tạo nên để thích hợp với việc tích trữ nước trong cơ thể thay vì hút trực tiếp nước vào cây như các loài cây sống dưới nước.

Chẳng hạn như cây xương rồng đều có thân hình có thể biến thành nước, lá biến thành gai để bản thân tránh được hơi nước ở nơi sa mạc, các cây cỏ thấp nhưng ngược lại sẽ có bộ rễ rất dài và cắm sâu vào lòng đất để hút nước, các loại cây bụi gai thường có lá rất nhỏ hoặc đôi khi sẽ biến thành gai, …

Nói cách khác để dễ hiểu hơn chính là đặc điểm cấu tạo của các thực vật trên cạn thường sinh ra để thích ứng với việc dự trữ nguồn nước bên trong cơ thể của mình hoặc bằng một cách nào khác là truy tìm nguồn nước trực tiếp từ lòng đất.

Cũng tương tự như vậy để giải thích rõ hơn lý do vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết, thì khi cây trên cạn bị hiện tượng ngập úng thì toàn bộ phần thân và bộ rễ của chúng sẽ chìm sâu trong nước dẫn đến việc cơ thể không thể thay đổi ngay lập tức để thích ứng với môi trường dưới nước. Ngược lại, nước trở thành một màng ngăn khiến Oxi không thể khuếch tán vào lòng đất và phục vụ cho quá trình trao đổi chất ở thực vật trên cạn.

Trong thời gian đủ lâu thì các sợi lông hút trên rễ không được lượng Oxi cần thiết duy trì và theo thời gian chúng sẽ chết dần, bị thối rễ, bị úng, … Điều này đồng thời làm cho các thực vật trên cạn không thể hút được các dưỡng chất thiết yếu để nuôi cơ thể và phục vụ cho quá trình quang hợp dẫn đến cây bị chết.

Cách giải quyết cây bị ngập úng hiệu quả

vi sao cay tren can ngap ung lau se chet

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm tra xem tình trạng sức khỏe của cây trồng sau khi bị ngập úng ra sao. Điều hiển nhiên là sau khi bị ngập nước cây trồng sẽ bị tình trạng thiếu oxy và các loại vi sinh có hại trong đất sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và sinh ra nhiều chất độc hại. Lời khuyên khi nước đang ngập không nên ven đất mà nên để nước chảy tự nhiên, vì khi đó một phần không khí trong nước sẽ cung cấp và giúp cây hô hấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế đào đất, xới đất vì việc đó có thể làm đứt rễ, chỉ nên sử dụng cào để tiến hành phá nhẹ nhàng giúp đất trở nên thông thoáng hỗ trợ rễ tiếp nhận thêm Oxi. Khi bón phân cũng nên hạn chế bón nhiều phân NPK, phân chuồng và phân Nito chỉ nên bón thêm tro hoặc trấu trên bề mặt tiếp xúc giúp hút nước.

Bạn cũng nên thực hiện cắt tỉa các cành cây vô hiệu hoặc chồi vượt để có thể hạn chế tiêu hoa chất dinh dưỡng, tránh lây động gốc cây gây ảnh hưởng đến rễ sau khi cây bị ngập. Hạn chế đi lại làm cho đất trở nên dính chặt hơn và ảnh hưởng nặng đến bộ rễ của cây và khả năng hồi phục của cây say khi nước rút.

Làm sao để phòng tránh cây bị ngập úng

Ngập lụt xảy ra không chỉ mang đến sự thương vong cho con người, tài sản và môi trường đất mà còn tác động trực tiếp đến hệ sinh thái trên cạn. Nếu bạn đã tìm hiểu lý do vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết thì việc thiết lập các phương pháp phòng chống ngập lụt như sau:

Xây dựng hệ thống đê điều, kênh mương để kịp thời ứng phó.

Trồng rừng và cải tạo, bảo vệ rừng là công tác cấp thiết nhất ở những vùng ngập lụt thường xuyên.

Trồng rừng ngập mặn.

Tăng cường hệ thống thoát lũ ở các cửa sông nhờ công cuộc nạo vét, cải tạo đất

Xây dựng thêm hệ thống các hồ chứa cắt lũ ở dọc sông

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu được nguyên nhân vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết. Tình trạng lũ lụt kéo dài sẽ khiến cho cây trồng trên cạn lâm vào ngập úng, lâu dần theo thời gian sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái vốn có trên cạn. Chính vì thế trồng rừng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ hết sức cần thiết ở mỗi chúng ta.